Di tích lịch sử đình Bồng Lai
(BNP) - Đình Bồng Lai, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài vốn được khởi dựng từ lâu đời, đến thế kỷ XVIII và XIX đều được trùng tu lớn.
Đình Bồng Lai.
Đình Bồng Lai xưa có quy mô lớn, bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh, bộ khung bằng gỗ lim, trang trí chạm khắc tinh xảo. Ngoài ra còn hàng loạt đồ tế khí khác được chạm khắc, sơn son thếp vàng lộng lẫy, uy nghi.
Nghi môn xây cột tứ trụ lồng đèn, cánh phong.
Toà tiền tế.
04 mái đao cong.
Trải thời gian và chiến tranh, ngôi đình đã bị tàn phá hư hỏng nhiều, chỉ còn lại phần Hậu cung. Năm 1993, nhân dân địa phương đã xây dựng thêm 03 gian Tiền đình nhỏ. Năm 2009, nhân dân địa phương đã tôn tạo lại ngôi đình, xây tường bao, lát sân, xây cổng Nghi môn.
Hệ thống hoành phi câu đối.
Ban thờ chính toà tiền tế.
Nghi môn xây cột tứ trụ lồng đèn, cánh phong. Trên đầu 2 trụ chính đắp trái dành, trang trí tứ linh, hai đầu trụ nhỏ đắp đôi sấu chầu vào.
Các cấu kiện trang trí hoa lá cách điệu.
Công trình kiến trúc chính là toà đình hình chữ Đinh gồm Tiền đình và Hậu cung, hướng Nam. Tiền tế 03 gian 02 chái, 04 mái đao cong, rồng chầu bờ nóc. Bộ khung đình bằng gỗ lim chắc khoẻ. Vì nóc gian giữa kiểu “chồng rường giá chiêng”, vì nách cốn ván mê, trên các cấu kiện trang trí hoa lá cách điệu, đề tài tứ linh, trên các đầu dư trang trí đầu rồng. Nối với Tiền tế là Hậu cung nơi đặt ngai thờ của đức Thánh.
Ban thờ Bác Hồ tại đình.
Đình thờ 2 vị Thành hoàng làng Tĩnh Trai công chúa và Lê Thạch tướng quân.
Đình Bồng Lai thờ 2 vị Thành hoàng làng là: Tĩnh Trai công chúa có công âm phù giúp Trưng Vương đánh thắng giặc Tô Định được gia phong là “Đoan trang đức hạnh, chinh phục thuần hoà phu nhân”. Đến các triều vua sau này, như nhà Tiền Lê đánh giặc Minh Tĩnh Trai, Công chúa đều anh linh hiển ứng, phò vua giúp nước, được gia phong “Diệu quang tuệ tĩnh phu nhân anh linh”.
Gian thờ các Anh hùng Liệt sĩ thôn Bồng Lai.
Bia đá niên đại thời Lê, Minh Mệnh, Cảnh Hưng, Gia Long.
Vị thứ 2 là Lê Thạch tướng quân, một trong những dũng tướng phò giúp Lê Lợi đại phá giặc Minh xâm lược, được gia phong là “Thông minh hùng tuấn dũng kiệt anh linh.”
Long đình.
Các sắc phong tại đình.
Đình hiện còn bảo lưu nhiều cổ vật có giá trị như: thần tích; sắc phong; 06 bia đá niên đại thời Lê, Minh Mệnh, Cảnh Hưng, Gia Long; đồ thờ tự... Đặc biệt thần phả, sắc phong đã cho biết khá rõ lai lịch công trạng người được thờ ở di tích. Những tài liệu cổ vật này vừa là chứng tích của ngôi đình trong lịch sử, vừa là di sản văn hóa quý giá của quê hương.
Ngựa hồng.
Ngựa bạch.
Đình Bồng Lai được UBND tỉnh xếp hạng tại Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 18/1/2010.