Tọa đàm “Mối quan hệ giữa phát triển nhanh, bền vững với phát triển văn hóa và tiến bộ xã hội”
(BNP) – Chiều 20/12, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức tọa đàm khoa học “Mối quan hệ giữa phát triển nhanh, bền vững với phát triển văn hóa và tiến bộ xã hội: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn tại Bắc Ninh”.
Quang cảnh buổi tọa đàm.
Tại buổi tọa đàm, đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giới thiệu khái quát một số thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh trong thời gian qua. Xuất phát điểm từ một tỉnh thuần nông, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, là trung tâm công nghiệp điên tử, công nghệ cao của toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức 2 con số; giá trị tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 ước đạt hơn 155.000 tỷ đồng, chiếm 3,11% GDP cả nước; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 1.049 nghìn tỷ đồng; thu hút FDI đạt gần 3,5 tỷ USD; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 21.600 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,85 tỷ USD, tăng 30,7%... Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đưa Bắc Ninh trở thành điểm sáng về thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, người có công.
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu đã đạt được, các đại biểu cùng nhau trao đổi, chia sẻ về những kinh nghiệm của Bắc Ninh trong phát triển công nghiệp phụ trợ, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước; đổi mới công nghệ ứng phó với ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0; đảm bảo an sinh xã hội trong tăng trưởng kinh tế, nhất là đối với nhóm người yếu thế, lao động nhập cư; gìn giữ bản sắc văn hóa trước sự du nhập của văn hóa nước ngoài theo quá trình thu hút đầu tư; xử lý rác thải, chất thải, bảo đảm môi trường sống …
Những ý kiến tại buổi tọa đàm sẽ là căn cứ đóng góp vào Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì thực hiện. Đồng thời, thông qua hội thảo, những chia sẻ rút ra từ sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho các tỉnh, thành trong cả nước học tập, áp dụng triển khai tại địa phương.
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu đã đạt được, các đại biểu cùng nhau trao đổi, chia sẻ về những kinh nghiệm của Bắc Ninh trong phát triển công nghiệp phụ trợ, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước; đổi mới công nghệ ứng phó với ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0; đảm bảo an sinh xã hội trong tăng trưởng kinh tế, nhất là đối với nhóm người yếu thế, lao động nhập cư; gìn giữ bản sắc văn hóa trước sự du nhập của văn hóa nước ngoài theo quá trình thu hút đầu tư; xử lý rác thải, chất thải, bảo đảm môi trường sống …
Những ý kiến tại buổi tọa đàm sẽ là căn cứ đóng góp vào Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì thực hiện. Đồng thời, thông qua hội thảo, những chia sẻ rút ra từ sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho các tỉnh, thành trong cả nước học tập, áp dụng triển khai tại địa phương.
Source:
S.T