Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em
(BNP) – Sáng 06/8, Ủy ban Quốc gia về trẻ em tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác bảo vệ trẻ em; giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự có đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị tại điểm cầu Bắc Ninh.
Dự tại điểm cầu Bắc Ninh có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Thị Hằng, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các Sở, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố.
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, với trên 26 triệu trẻ em, những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo, nhất là hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em liên tục được bổ sung, sửa đổi, cơ bản đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, năm 2017, cả nước vẫn có trên 1.800 trẻ em tử vong vì đuối nước. Mỗi năm trung bình có trên 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực và xâm hại được phát hiện và giải quyết, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm 60%.
Tại Bắc Ninh, hiện có 317.000 trẻ dưới 16 tuổi, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em đã được các cấp chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, góp phần kéo giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và tỷ lệ trẻ bị tai nạn thương tích. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích vẫn có diễn biến khó lường. 6 tháng đầu năm 2018, số trẻ em bị tai nạn thương tích trên địa bàn tỉnh là 249 em, trong đó 12 trường hợp tử vong, 2 trẻ bị bạo lực và 3 trẻ bị xâm hại tình dục.
Tại Hội nghị, trên cơ sở phân tích làm rõ những tồn tại một số hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em, các đại biểu đã trao đổi và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ trẻ em như: hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và vận hành hệ thống bảo vệ trẻ em phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; bố trí nguồn lực, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác bảo vệ trẻ em; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em, kỹ năng làm việc với trẻ em; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em của các Trung tâm công tác xã hội trẻ em, văn phòng tư vấn...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những kết quả đã đạt được của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ trẻ em. Đồng thời, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em như tỉ lệ trẻ em suy sinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao; tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp tại một số địa phương…
Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức và quan tâm đúng mức về công tác bảo vệ trẻ em; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Riêng đối với cấp xã cần bố trí ngay người làm công tác bảo vệ trẻ em, đồng thời nghiên cứu, triển khai mô hình tổ chức, hoạt động của các nhóm chuyên trách bảo vệ trẻ em cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã đứng đầu; chú trọng công tác tập huấn, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, kỹ năng cho cán bộ làm công tác trẻ em ở cấp xã.
Ủy ban Quốc gia về trẻ em định kỳ thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tại các bộ, ngành, địa phương về thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em; tạo lập môi trường sống an toàn, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần cho trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em, tùy theo lứa tuổi, giới tính.
Ngay sau hội nghị, cùng với việc quán triệt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong yêu cầu các Sở, ngành, địa phương trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đạo đức, lối sống và những vấn đề pháp luật liên quan đến công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy chính quyền, đặc biệt là cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, đầu tư các địa điểm vui chơi cho trẻ em; phòng chống bạo lực học đường, tai nạn đuối nước; kịp thời xử lý những trường hợp xâm hại trẻ em. Triển khai thực hiện chế độ đối với đội ngũ cộng tác viên làm công tác dân số và trẻ em.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biểu dương những tập thể, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ trẻ em và đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh tăng cường giám sát, phản biện để công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đạt hiệu quả thiết thực hơn.
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, với trên 26 triệu trẻ em, những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo, nhất là hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em liên tục được bổ sung, sửa đổi, cơ bản đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, năm 2017, cả nước vẫn có trên 1.800 trẻ em tử vong vì đuối nước. Mỗi năm trung bình có trên 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực và xâm hại được phát hiện và giải quyết, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm 60%.
Tại Bắc Ninh, hiện có 317.000 trẻ dưới 16 tuổi, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em đã được các cấp chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, góp phần kéo giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và tỷ lệ trẻ bị tai nạn thương tích. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích vẫn có diễn biến khó lường. 6 tháng đầu năm 2018, số trẻ em bị tai nạn thương tích trên địa bàn tỉnh là 249 em, trong đó 12 trường hợp tử vong, 2 trẻ bị bạo lực và 3 trẻ bị xâm hại tình dục.
Tại Hội nghị, trên cơ sở phân tích làm rõ những tồn tại một số hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em, các đại biểu đã trao đổi và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ trẻ em như: hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và vận hành hệ thống bảo vệ trẻ em phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; bố trí nguồn lực, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác bảo vệ trẻ em; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em, kỹ năng làm việc với trẻ em; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em của các Trung tâm công tác xã hội trẻ em, văn phòng tư vấn...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những kết quả đã đạt được của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ trẻ em. Đồng thời, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em như tỉ lệ trẻ em suy sinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao; tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp tại một số địa phương…
Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức và quan tâm đúng mức về công tác bảo vệ trẻ em; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Riêng đối với cấp xã cần bố trí ngay người làm công tác bảo vệ trẻ em, đồng thời nghiên cứu, triển khai mô hình tổ chức, hoạt động của các nhóm chuyên trách bảo vệ trẻ em cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã đứng đầu; chú trọng công tác tập huấn, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, kỹ năng cho cán bộ làm công tác trẻ em ở cấp xã.
Ủy ban Quốc gia về trẻ em định kỳ thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tại các bộ, ngành, địa phương về thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em; tạo lập môi trường sống an toàn, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần cho trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em, tùy theo lứa tuổi, giới tính.
Ngay sau hội nghị, cùng với việc quán triệt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong yêu cầu các Sở, ngành, địa phương trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đạo đức, lối sống và những vấn đề pháp luật liên quan đến công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy chính quyền, đặc biệt là cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, đầu tư các địa điểm vui chơi cho trẻ em; phòng chống bạo lực học đường, tai nạn đuối nước; kịp thời xử lý những trường hợp xâm hại trẻ em. Triển khai thực hiện chế độ đối với đội ngũ cộng tác viên làm công tác dân số và trẻ em.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biểu dương những tập thể, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ trẻ em và đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh tăng cường giám sát, phản biện để công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đạt hiệu quả thiết thực hơn.
Source:
Cổng TTĐT tỉnh