"Chuẩn nghèo đa chiều sẽ tạo đột phá trong xây dựng chính sách"
Nhân dịp bước sang năm mới 2015, phóng viên đã có buổi trao đổi với Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm để giúp độc giả hiểu rõ hơn về việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều vào năm 2015.
Hạn chế chính sách cho không
- Xin ông cho biết tại sao chúng ta phải chuyển đổi từ đo lường nghèo bằng thu nhập sang phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo theo hướng đa chiều sẽ tạo điều kiện để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác, cụ thể hơn, đáp ứng đa dạng hơn các nhu cầu xã hội cơ bản của đối tượng thụ hưởng, đồng thời có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn nhu cầu của hộ nghèo, cận nghèo.
Thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiều định kỳ, chúng ta sẽ đánh giá được mức độ thay đổi các nhu cầu xã hội cơ bản của người dân tại từng địa phương. Đặc biệt, các cơ quan quản lý sẽ nhận thấy rõ hơn các khu vực có mức độ thiếu hụt cao, làm cơ sở xây dựng các chính sách vĩ mô, để từng bước giảm dần mức độ thiểu hụt giữa các vùng, nhóm dân cư.
Việc xác định mức độ thiếu hụt thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiều sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngân sách thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội phù hợp hơn.
- Vậy xin ông cho biết, định hướng chính sách giảm nghèo giai đoạn tới sẽ thay đổi như thế nào với chuẩn nghèo đa chiều mới?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Thời gian tới, Chính phủ hạn chế chính sách hỗ trợ cho không, tăng cường chính sách hỗ trợ cho vay có hoàn trả, có điều kiện và có thời hạn, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
Các chính sách giảm nghèo sẽ được xác định theo hướng phân loại chính sách tác động đến từng nhóm đối tượng cụ thể như hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Trong đó sẽ chia nhỏ ra các chương trình hỗ trợ các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội…
Hạn chế tình trạng lợi dụng chính sách
- Thưa ông, vậy việc phân công trách nhiệm cho các cơ quan, các cấp thực hiện đo lường nghèo đa chiều từ năm 2015 sẽ thực hiện như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế như: Số liệu tỷ lệ hộ nghèo không thống nhất giữa các cơ quan quản lý, không so sánh được mức độ nghèo giữa các tỉnh, thành phố, bệnh thành tích trong giảm nghèo, tốn kém nhiều chi phí để rà soát đối tượng… Vì vậy, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị trong giai đoạn 2016-2020 giao Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm, công bố tỷ lệ nghèo của cả nước đến các tỉnh, thành phố hằng năm (có cập nhật chỉ số giá tiêu dùng CPI).
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách ở cơ sở, cách thức quản lý đối tượng bảo đảm chặt chẽ, hạn chế tình trạng lợi dụng chính sách.
Trong giai đoạn tới, việc điều tra xác định đối tượng được thực hiện vào đầu kỳ (năm 2015), giữa kỳ (năm 2018) và cuối kỳ (năm 2020) chứ không tổ chức điều tra, rà soát hằng năm như hiện nay. Như vậy, đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được ổn định thực hiện chính sách từ 2-3 năm để bảo đảm thoát nghèo bền vững.
Hằng năm, trên cơ sở kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, Tổng Cục Thống kê công bố tỷ lệ thiếu hụt các nhu cầu xã hội của cả nước và từng địa phương, phân tích mức độ thay đổi, làm cơ sở để định hướng các chính sách phát triển kinh tế vùng, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.
Về xây dựng chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
- Những vấn đề cần lưu ý khi chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Tiếp cận nghèo đa chiều là một quá trình, vì vậy không cầu toàn. Những nội dung, vấn đề rõ ràng, được thống nhất cao sẽ đưa vào xem xét trước, những vấn đề khác tiếp tục nghiên cứu, mở rộng trong quá trình thực hiện.
Trong năm 2015, chúng ta phải tập trung nghiên cứu, xây dựng phương pháp, công cụ, quy trình đo lường nghèo đa chiều. Sau đó, công tác tổ tập huấn, hướng dẫn cán bộ các cấp cụ thể trước khi điều tra cần phải được chú trọng, đây sẽ là những người quyết định độ chính xác của kết quả điều tra. Phần mềm quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu nghèo của cả nước, các cấp địa phương sẽ được xây dựng để làm cơ sở hoạch định các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.
Đặc biệt, chúng ta phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận cao giữa các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư về ý nghĩa, mục đích và hiệu quả chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều ở nước ta./.
- Xin chân thành cảm ơn ông!
Nhân dịp bước sang năm mới 2015, phóng viên đã có buổi trao đổi với Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm để giúp độc giả hiểu rõ hơn về việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều vào năm 2015.
Hạn chế chính sách cho không
- Xin ông cho biết tại sao chúng ta phải chuyển đổi từ đo lường nghèo bằng thu nhập sang phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo theo hướng đa chiều sẽ tạo điều kiện để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác, cụ thể hơn, đáp ứng đa dạng hơn các nhu cầu xã hội cơ bản của đối tượng thụ hưởng, đồng thời có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn nhu cầu của hộ nghèo, cận nghèo.
Thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiều định kỳ, chúng ta sẽ đánh giá được mức độ thay đổi các nhu cầu xã hội cơ bản của người dân tại từng địa phương. Đặc biệt, các cơ quan quản lý sẽ nhận thấy rõ hơn các khu vực có mức độ thiếu hụt cao, làm cơ sở xây dựng các chính sách vĩ mô, để từng bước giảm dần mức độ thiểu hụt giữa các vùng, nhóm dân cư.
Việc xác định mức độ thiếu hụt thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiều sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngân sách thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội phù hợp hơn.
- Vậy xin ông cho biết, định hướng chính sách giảm nghèo giai đoạn tới sẽ thay đổi như thế nào với chuẩn nghèo đa chiều mới?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Thời gian tới, Chính phủ hạn chế chính sách hỗ trợ cho không, tăng cường chính sách hỗ trợ cho vay có hoàn trả, có điều kiện và có thời hạn, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
Các chính sách giảm nghèo sẽ được xác định theo hướng phân loại chính sách tác động đến từng nhóm đối tượng cụ thể như hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Trong đó sẽ chia nhỏ ra các chương trình hỗ trợ các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội…
Hạn chế tình trạng lợi dụng chính sách
- Thưa ông, vậy việc phân công trách nhiệm cho các cơ quan, các cấp thực hiện đo lường nghèo đa chiều từ năm 2015 sẽ thực hiện như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế như: Số liệu tỷ lệ hộ nghèo không thống nhất giữa các cơ quan quản lý, không so sánh được mức độ nghèo giữa các tỉnh, thành phố, bệnh thành tích trong giảm nghèo, tốn kém nhiều chi phí để rà soát đối tượng… Vì vậy, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị trong giai đoạn 2016-2020 giao Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm, công bố tỷ lệ nghèo của cả nước đến các tỉnh, thành phố hằng năm (có cập nhật chỉ số giá tiêu dùng CPI).
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách ở cơ sở, cách thức quản lý đối tượng bảo đảm chặt chẽ, hạn chế tình trạng lợi dụng chính sách.
Trong giai đoạn tới, việc điều tra xác định đối tượng được thực hiện vào đầu kỳ (năm 2015), giữa kỳ (năm 2018) và cuối kỳ (năm 2020) chứ không tổ chức điều tra, rà soát hằng năm như hiện nay. Như vậy, đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được ổn định thực hiện chính sách từ 2-3 năm để bảo đảm thoát nghèo bền vững.
Hằng năm, trên cơ sở kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, Tổng Cục Thống kê công bố tỷ lệ thiếu hụt các nhu cầu xã hội của cả nước và từng địa phương, phân tích mức độ thay đổi, làm cơ sở để định hướng các chính sách phát triển kinh tế vùng, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.
Về xây dựng chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
- Những vấn đề cần lưu ý khi chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Tiếp cận nghèo đa chiều là một quá trình, vì vậy không cầu toàn. Những nội dung, vấn đề rõ ràng, được thống nhất cao sẽ đưa vào xem xét trước, những vấn đề khác tiếp tục nghiên cứu, mở rộng trong quá trình thực hiện.
Trong năm 2015, chúng ta phải tập trung nghiên cứu, xây dựng phương pháp, công cụ, quy trình đo lường nghèo đa chiều. Sau đó, công tác tổ tập huấn, hướng dẫn cán bộ các cấp cụ thể trước khi điều tra cần phải được chú trọng, đây sẽ là những người quyết định độ chính xác của kết quả điều tra. Phần mềm quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu nghèo của cả nước, các cấp địa phương sẽ được xây dựng để làm cơ sở hoạch định các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.
Đặc biệt, chúng ta phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận cao giữa các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư về ý nghĩa, mục đích và hiệu quả chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều ở nước ta./.
- Xin chân thành cảm ơn ông!