Tình hình, kết quả thực hiện Quyết định số 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
và theo dõi thi hành pháp luật; Phổ biến, giáo dục pháp luật; Trợ giúp pháp lý; công tác Hành chính tư pháp, Bổ trợ tư pháp...
Sở Tư pháp hiện có 05 Phòng chuyên môn, 04 đơn vị sự nghiệp với tổng số 76 công chức, viên chức, người lao động (trong đó có 26 biên chế công chức quản lý nhà nước). Với sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng ủy, Ban Giám đốc và tập thể công chức, viên chức, người lao động, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, công tác tư pháp từng bước có chuyển biến tích cực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Lãnh đạo Sở, các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở đã tích cực triển khai thực hiện, nâng cao hiệu quả và đưa công tác tuyên truyền về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đi vào chiều sâu, phù hớp với từng bộ phận và chức trách được giao; tận dụng triệt để công nghệ số để tuyên truyền, cụ thể hóa nội dung Chiến lược, xác định những vẫn đề mới, những nguy cơ, đưa vào sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong từng lĩnh vực cụ thể. Đẩy mạnh cải cách Thủ tục hành chính (TTHC), tiến tới nâng cấp các TTHC thuộc Sở lên các mức độ cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Hằng năm, trên cơ sở các quy định pháp luật CNTT, An ninh mạng, Lãnh đạo Sở đã chỉ đạo các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở thực hiện nghiêm túc các quy định về An toàn thông tin, sử dụng mạng xã hội làm công cụ thúc đẩy, tuyên truyền người dân sử dụng Dịch vụ công điện tử, nghiên cứu, triển khai, đóng góp các văn bản dự thảo liên quan đến Chính phủ điện tử và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
2. Tình hình, kết quả thực hiện
2.1. Nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách
Sở Tư pháp đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu giúp HĐND, UBND tỉnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), bảo đảm thể chế hóa đầy đủ nội dung, tinh thần trong Nghị quyết số 52-NQ/TW, Nghị quyết số 50/NQ-CP và Quyết định 2289/QĐ-TTg với trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện thể chế cho các ngành có mô hình kinh doanh mới nhằm bảo đảm thông thoáng, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và phù hợp với mức độ rủi ro của từng ngành, nghề, hoạt động kinh doanh; rà soát, hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số trong nước đầu tư phát triển ứng dụng và nghiên cứu làm chủ các công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (như chính sách ưu đãi thuế; sử dụng linh hoạt công cụ tài chính làm đòn bẩy cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ;...).
2.2. Ứng dụng thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử
Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh Bắc Ninh Phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh, trực tiếp ban hành các văn bản nhằm đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của Ngành, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh, như: Kế hoạch số 37/KH-STP ngày 21/9/2023 về kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số năm 2024; Kế hoạch số 47/KH-STP ngày 03/01/2024 về kế hoạch Cải cách hành chính của Sở Tư pháp năm 2024; Kế hoạch số 30/KH-STP ngày 04/3/2024 của Sở Tư pháp về tuyên truyền công tác CCHC năm 2024 ; Kế hoạch số 27/KH-STP ngày 27/02/2024 về kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC của Sở Tư pháp năm 2024; Kế hoạch số 33/KH-STP ngày 11/3/2024 về việc phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2024.
Sở Tư pháp đã rà soát, lựa chọn cán bộ có trình độ về CNTT, được đào tạo về an ninh mạng, công nghệ cao để bố trí vào bộ phận chuyên trách góp phần nâng cao nhận thức, trình độ, sớm tiếp cận với các ứng dụng công nghệ, các phần mềm mới để triển khai đến các cán bộ khác, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của cán bộ với những ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử được đưa vào sử dụng của Trung ương và của tỉnh. Thường xuyên khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn liên quan đến CNTT, An ninh mạng, Chính phủ điện tử, Đăng tải thông tin điện tử, chuyển đổi số nên Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và ngăn chặn nguy cơ tội phạm công nghệ cao
Sở Tư pháp đã chủ trì tham mưu và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Công an tỉnh tiến hành thử nghiệm Dev-test và là đơn vị hoàn thành thử nghiệm đầu tiên trên cả nước, sẵn sàng cho việc thực hiện TTHC cấp Phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VNeID vào ngày 01/10/2024.
Tiến hành tập huấn cho các cán bộ Tư pháp cấp huyện và cán bộ Tư pháp cấp xã các phần mềm, ứng dụng CNTT trực thuộc ngành Tư pháp. Các cán bộ ngành Tư pháp đã sử dụng tốt các phần mềm như: Hộ tịch điện tử, Liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, Thủ tục liên thông về đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp tuất và trợ cấp mai táng)/hỗ trợ chi phí mai táng/ hưởng mai táng phí, Chứng thực điện tử, một cửa điện tử, các Dịch vụ công mức độ 3,4…đáp ứng nhu cầu về TTHC của Công dân trong thời đại công nghệ 4.0
Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh triển khai quyết liệt, đột phá các nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 06 “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến 2030”; thường xuyên phối hợp với các Sở, ngành và cấp huyện kết nối, tích hợp, chia sẻ, khai thác đồng bộ thông tin giữa cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm bổ sung, tăng cường khả năng đáp ứng của dữ liệu.Triển khai thực hiện có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của ngành Tư pháp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
- Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước: Hiện Sở Tư pháp đang sử dụng có hiệu quả hệ thống các phần mềm do UBND tỉnh trang bị, như: hệ thống thư điện tử công vụ; phần mềm quản lý văn bản và điều hành; phần mềm gửi nhận văn bản; phần mềm theo dõi thực hiện nhiệm vụ; hệ thống một cửa điện tử, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng…
- Ứng dụng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Ngoài các phần mềm, cơ sở dữ liệu do UBND tỉnh trang bị, Sở Tư pháp đã chủ động đề xuất UBND tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng các phần mềm quản lý liên quan đến hoạt động Ngành Tư pháp, như: Phần mềm lý lịch tư pháp dùng chung; Số hóa dữ liệu hộ tịch lên Phần mềm Hộ tịch của Bộ Tư pháp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh; Cơ sở dữ liệu văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh; Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh; Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính…
- Cung cấp thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
+ Sở Tư pháp đã thực hiện nghiêm túc việc quản lý, cập nhật đầy đủ thông tin (trừ nội dung mật) lên Trang thông tin điện tử của Sở theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử cơ quan nhà nước.
+ Sở Tư pháp đã thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 và chuẩn hóa thành phần hồ sơ, mẫu đơn, tờ khai, kết quả thực hiện đối với 126 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp được niêm yết công khai tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Trung tâm phục vụ hành chính công và Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
3. Những thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi: Quá trình triển khai thực hiện chiến lược, Sở Tư pháp luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Tư pháp; sự quan tâm, phối hợp tích cực của các cơ quan, ban, ngành liên quan.
- Khó khăn: Số cán bộ được đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ để phục vụ công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin, ứng dụng CNTT, triển khai các nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn hạn chế; Thiếu cán bộ chuyên trách về CNTT.