- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Xuất hiện ca mắc liên cầu lợn, gia tăng bệnh nhân mắc cúm
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tuần 49 năm 2023 (từ ngày 30/11 – 06/12), qua giám sát ghi nhận các ca mắc sốt xuất huyết, COVID-19, tay chân miệng, bệnh do liên cầu lợn ở người, cúm. Không ghi nhận trường hợp mắc sốt phát ban nghi Sởi/Rubella, não mô cầu, Mác-bớc, Cúm A (H5N1), Cúm A (H7N9), Viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân, Đậu mùa khỉ,… Không ghi nhận trường hợp tử vong do mắc bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, với dịch sốt xuất huyết, địa bàn tỉnh bắt đầu ghi nhận số ca mắc gia tăng từ tuần 28, giai đoạn đỉnh dịch được ghi nhận từ tuần 30 đến nay với trung bình hàng chục ca mắc sốt xuất huyết/tuần. Đặc biệt, giai đoạn từ tuần 37 – 47, số ca mắc đều trên dưới 100 ca, đỉnh điểm có tuần lên đến 172 ca mắc. Bắt đầu từ tuần 45 đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Tuần 49 (từ ngày 30/11 – 06/12) ghi nhận 64 ca mắc (giảm 19 ca so với tuần 48), trong đó 13 ca ghi nhận tại các ổ dịch, còn lại 51 ca (chiếm 79,7%) là các ca mắc rải rác tại các huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn. Lũy tích: 2.143 ca mắc/nghi mắc, không ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết.
Cho biết về tình hình ổ dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh, bác sĩ Nguyễn Khắc Từ - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay ghi nhận 48 ổ dịch với tổng số 829 ca, 44 ổ dịch đã chấm dứt hoạt động. Hiện còn 04 ổ dịch đang hoạt động, không ghi nhận ổ dịch mới trong tuần. 02 ổ dịch cũ tại Quế Ổ - Chi Lăng - Quế Võ và Thanh Khê - Lai Hạ - Lương Tài không ghi nhận ca mắc mới trong tuần, xác nhận kết thúc ổ dịch.
Về bệnh tay chân miệng, từ tuần 30 trở đi, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, đạt đỉnh tại tuần 39 với 113 ca mắc. Từ tuần 40, số ca mắc bắt đầu giảm mạnh và đến nay số ca mắc giữ ở mức thấp ≤ 10 ca/tuần. Hiện toàn tỉnh không ghi nhận ổ dịch mới, không có ổ dịch nào đang hoạt động. Luỹ tích từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 955 ca mắc/nghi mắc, 07 ổ dịch, 05 ca diễn biến nặng, không ghi nhận ca tử vong do tay chân miệng.
Hiện thời tiết diễn biến bất thường, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là cúm có dấu hiệu gia tăng. Tuy không phát hiện ca mắc cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9), nhưng qua giám sát trong tuần 49 ghi nhận 141 ca mắc/nghi mắc cúm (tăng 122 ca so với tuần 48). Thực tế con số này còn có thể cao hơn rất nhiều do một lượng lớn bệnh nhân đến các phòng khám tư khám bệnh khi có các biểu hiện. Bên cạnh cúm, hiện ghi nhận số lượng bệnh nhi đến khám bệnh về hô hấp tăng hơn nhiều so với giai đoạn trước, chủ yếu là các bệnh: viêm phế quản phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm đường hô hấp trên có kèm sốt co giật. Đáng nói là khoảng 1/2 số bệnh nhi vào viện đã điều trị nhưng không hiệu quả hoặc diễn biến nặng hơn. Tỉ lệ bệnh nhi có tiền sử trẻ đẻ non cũng chiếm khoảng từ 10 đến 15% số trẻ phải nhập viện.
Trong tuần 39 vừa qua, không ghi nhận trường hợp sốt phát ban nghi Sởi/Rubella. Luỹ tích từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 35 ca, tất cả đã được lấy mẫu gửi lên Viện VSDTTW, 09/35 ca đang chờ kết quả, 02/35 ca dương tính với Sởi, 06/35 ca dương tính với Rubella. Không ghi nhận ổ dịch Sởi/Rubella trên địa bàn tỉnh. Không ghi nhận ca nặng, ca tử vong do Sởi/Rubella. Trong tuần cũng không ghi nhận ca mắc/nghi mắc bệnh do não mô cầu.
Đặc biệt, trong tuần 39, ghi nhận 01 ca mắc bệnh do liên cầu lợn, bệnh nhân là nữ 54 tuổi ở phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh. Điều tra dịch tễ cho thấy đây là trường hợp mắc tản phát, chưa rõ nguồn lây. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc trực tiếp với thịt gia xúc, gia cầm trong quá trình chế biến thức ăn hàng ngày. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, tất cả những người ăn cùng bệnh nhân, cùng chế biến thực phẩm với bệnh nhân đã được lập danh sách và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo đúng quy định.
Nhận định về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh, bác sĩ Nguyễn Khắc Từ - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều diễn biến khá ổn định. Hiện tay chân miệng dự kiến sẽ vẫn giữ ở mức thấp trong thời gian tới. Tuy nhiên, qua kết quả giám sát, lấy mẫu xét nghiệm một số trường hợp mắc tay chân miệng trên địa bàn cho thấy đã xuất hiện các trường hợp dương tính với vi rút Enterovirus (EV71), chủng có khả năng gây bệnh nặng. Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường công tác giám sát, điều tra phát hiện sớm ca bệnh, khoanh vùng, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng. Tương tự, với dịch sốt xuất huyết, trong 3 tuần trở lại đây, số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Số ca mắc giảm có thể do thời tiết bắt đầu chuyển lạnh làm giảm mật độ, sinh trưởng của véc tơ và làm giảm sự lan truyền của bệnh. Dự kiến trong thời gian tới thời tiết lạnh thì số ca mắc sẽ giảm dần tuy nhiên vẫn cần tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống.
Riêng với các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh lây qua véc tơ, hiện thời tiết chuyển mùa, thói quen ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (tiết canh, nem sống...) tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, các bệnh lây qua véc tơ như Viêm não Nhật Bản, Sốt xuất huyết... Đặc biệt, một số bệnh truyền nhiễm ở động vật có nguy cơ lây nhiễm sang người, đặc biệt là cúm gia cầm, liên cầu lợn... Nguy cơ bùng phát dịch tại tỉnh nếu không triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Chú trọng trong việc quản lý, điều trị bệnh nhân tiểu đường tại trạm Y tế (13/11/2023 13:55)
- Sốt xuất huyết gia tăng với ca bệnh có diễn biến nặng (07/11/2023 14:00)
- COVID-19 là bệnh nhóm B: Giám sát và phòng chống thế nào? (01/11/2023 14:11)
- Tăng cường công tác phòng, chống và loại trừ sốt rét (24/10/2023 08:28)
- Tăng cường dự phòng đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV (24/10/2023 08:27)