- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Xây dựng dự án Luật Dân số với mục tiêu chuyển trọng tâm chính sách từ KHHGĐ sang dân số và phát triển
Bộ Y tế hiện đang tập trung xây dựng dự án Luật Dân số với mục tiêu chuyển trọng tâm chính sách từ KHHGĐ sang dân số và phát triển, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 12/2024 và trình Quốc hội vào tháng 10/2025.
Để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 21-NQ/TW của Đảng, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 cũng như Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm 2024, Bộ Y tế đã lựa chọn chủ đề “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững” nhằm kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển tiếp tục quan tâm và đầu tư cho công tác dân số của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Nỗ lực của Việt Nam nhằm hiện thực hóa các mục tiêu Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển
Trong 30 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực giải quyết tình trạng bất bình đẳng và thu hẹp khoảng cách về thực trạng kinh tế - xã hội giữa các vùng cũng như các nhóm dân cư. Chỉ số phát triển con người được cải thiện đáng kể và đạt mức trung bình so với các nước trên thế giới. Thể hiện rõ nhất là tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em giảm mạnh. Tỷ suất tử vong mẹ đã giảm sáu lần trong 30 năm qua, từ mức 233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn khoảng 40/100.000 trẻ đẻ sống những năm gần đây. Từ năm 1993, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 43,3 xuống 12,1 trên 1.000 trẻ đẻ sống năm 2020. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 74,5 tuổi năm 2023, cao hơn nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong việc bảo đảm tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Từ năm 1993, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng từ 41,3% lên 70,1% năm 2022. Bên cạnh đó, các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh, tật trước sinh và sơ sinh được triển khai và từng bước mở rộng. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từng bước được củng cố và phát triển.
Tốc độ gia tăng dân số nhanh đã được Việt Nam khống chế thành công, tỷ lệ tăng dân số hàng năm giảm từ 1,7% giai đoạn 1989-1999 xuống 1,14% giai đoạn 2009-2019. Việt Nam đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tổng tỷ suất sinh (TFR) được duy trì ở mức 2,0 - 2,1 con/phụ nữ trong suốt thời gian qua.
Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực theo hướng dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, từ 56,1% năm 1989 lên 67,5% năm 2023. Việt Nam bước vào thời kỳ “dân số vàng” từ 2007 với lực lượng lao động trẻ, dồi dào và cần được tiếp tục đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm, nâng cao năng suất lao động, hướng tới phát triển bền vững.
Phân bố dân số đã có hợp lý hơn, gắn với đô thị hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tỷ lệ dân số đô thị đã tăng từ 20% năm 1993 lên 38,1% năm 2023.
Công tác truyền thông, giáo dục dân số được triển khai sâu rộng, lan tỏa đến từng cá nhân, gia đình và cộng đồng. Hình thức, sản phẩm truyền thông đa dạng, phong phú, chất lượng ngày càng cao, phù hợp với từng nhóm lứa tuổi và từng nhóm dân số.
Những thành tựu mà công tác dân số đạt được tác động to lớn và tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nâng cao bình đẳng giới, tiến bộ xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường; cải thiện chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của từng người dân, từng gia đình, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần thực hiện thắng lợi các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước đây và tiến tới thực hiện thành công Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam (VSDGs).
Điều chỉnh chính sách để phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến công tác dân số và có sự điều chỉnh chính sách để phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế. Trước các vấn đề dân số thực tiễn nảy sinh như: mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc chưa thật sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp; gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh; già hóa dân số nhanh, phân bố dân số, quản lý di dân chưa được chú trọng đúng mức; các yếu tố dân số chưa được lồng ghép một cách hệ thống trong hoạch định, thực thi chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội... đòi hỏi phải có những đổi mới để giải quyết toàn diện, đồng bộ và căn bản hơn các vấn đề dân số.
Với nguyên tắc lấy con người là trung tâm, là mục tiêu của sự phát triển bền vững của đất nước, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới với quan điểm: “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và Phát triển”.
Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và nhiều chương trình, đề án, kế hoạch can thiệp cụ thể để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW là: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”.
Bộ Y tế đã tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác dân số và các yếu tố tác động của dân số đến phát triển bền vững của đất nước, để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, đặc biệt là các chính sách liên quan đến già hóa dân số, giảm tỷ suất sinh...
Đồng thời, tập trung xây dựng dự án Luật Dân số với mục tiêu chuyển trọng tâm chính sách từ KHHGĐ sang dân số và phát triển, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 12/2024 và trình Quốc hội vào tháng 10/2025. Trong đó, 6 chính sách nổi bật được đề xuất trong xây dựng Luật Dân số bao gồm:
- Chính sách 1: Duy trì mức sinh thay thế.
- Chính sách 2: Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.
- Chính sách 3: Thích ứng với già hóa dân số, dân số già.
- Chính sách 4: Phân bố dân số hợp lý.
- Chính sách 5: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Chính sách 6: Lồng ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Ban chỉ đạo Quốc gia về Dân số và Phát triển, Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số; chỉ đạo lồng ghép các yếu tố dân số trong các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các ngành; đầu tư kinh phí, bố trí cán bộ đủ năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số của ngành, địa phương đã đề ra; chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành; phân công nhiệm vụ, thực hiện cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác dân số trên địa bàn.
Sở Y tế, Chi cục Dân số các tỉnh, thành phố cần tập trung đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục về dân số và phát triển, nhất là các nội dung tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của Việt Nam và của mỗi địa phương trong hiện tại và tương lai.
Việt Nam mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các tổ chức quốc tế, phái đoàn ngoại giao các nước và cộng đồng quốc tế chia sẻ, hỗ trợ để giải quyết hiệu quả trong việc ứng phó với xu thế mức sinh xuống thấp và già hóa dân số nhanh; đồng thời hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện Luật Dân số.
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu: Mua bổ sung thuốc insulin và methadon tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc lần 2 (02/11/2024 16:09)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Cấu hình đảm bảo an toàn thông tin mạng (02/11/2024 10:53)
- Các chính sách cơ bản trong Dự án Luật Dân số là những vấn đề trọng tâm của công tác dân số trong tình hình mới (26/08/2024 13:15)
- Hoàn thiện chính sách xây dựng Luật Dân số, duy trì vững chắc mức sinh thay thế (23/08/2024 13:22)
- Từng bước thí điểm tăng trách nhiệm đóng góp xã hội với người không muốn hoặc kết hôn quá muộn (21/08/2024 08:40)
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vì chất lượng dân số bền vững (08/08/2024 08:55)
- Đề xuất cặp vợ chồng, cá nhân tự quyết định số con? (06/08/2024 14:12)