bn-current-user-online-portlet

Online : 3653
Total visited : 151114159

Thu hồi giấy phép quảng cáo của Tiểu đường hoàn và hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

25/03/2019 08:27 View Count: 141

Như vậy, sau khi ngừng sản xuất, lưu hành, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) Tiểu đường hoàn, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế mới đây đã ra quyết định thu hồi toàn bộ giấy tờ chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP của 7 sản phẩm và thu hồi Giấy phép quảng cáo của 7 sản phẩm khác liên quan với Công ty Difoco và Lotuz.

Cụ thể, Cục ATTP đã ban hành các quyết định thu hồi hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Công ty cổ phần (CP) Difoco (địa chỉ: 13 đường 19B - phường Bình Trị Đông B - quận Bình Tân - TP. Hồ Chí Minh) và Công ty cổ phần Quốc tế Lotuzz (địa chỉ: Số 4 Trương Quốc Dung, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) kể từ ngày 12/3/2019, cụ thể như sau:

Thu hồi hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP số 000980/2016/ATTP-CNĐK ngày 31/8/2016 của Chi nhánh Công ty cổ phần Difoco (địa chỉ: 276/17/2 Mã Lò, Khu phố 6 - phường Bình Trị Đông A - quận Bình Tân - TP. Hồ Chí Minh).

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP số 000014-CC/2018/ATTP-CNĐK ngày 05/01/2018 của Chi nhánh Công ty CP Quốc tế Lotuzz (địa chỉ: 33/47 Nguyễn Công Hoan, phường 7, quận Phú Nhuận - TP. Hồ Chí Minh).

thu-hoi-giay-phep-quang-cao-cua-tieu-duong-hoan-va-hang-loat-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-1

Thu hồi hiệu lực Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP/ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm của các sản phẩm thực phẩm sau: (Danh sách cụ thể xem 2 ảnh phía trên)

Liên quan đến sản phẩm Tiểu đường hoàn, trước đó, ngày 4/3, Cục ATTP cho biết, đã kiểm tra việc sản xuất, lưu hành sản phẩm TPBVSK Tiểu đường hoàn đối với Công ty CP Difoco, sản phẩm do Chi nhánh Công ty CP Difoco công bố, sản xuất tại địa chỉ: 276/17/2 Mã Lò, Khu phố 6 - phường Bình Trị Đông A - quận Bình Tân - TP. Hồ Chí Minh.

Qua kiểm tra đã phát hiện nguyên liệu sản xuất sản phẩm không đúng với công bố (theo Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 31090/2016/ATTP-XNCB ngày 21/11/2016): Sản phẩm TPBVSK Tiểu đường hoàn được sản xuất từ nguyên liệu có tên là “Thảo dược tiểu đường”, “Thảo dược hỗ trợ tiểu đường” đã phối trộn sẵn không đúng với tên nguyên liệu đã công bố; Chi nhánh Công ty CP Difoco đã không còn hoạt động tại địa chỉ: 276/17/2 Mã Lò, Khu phố 6 - phường Bình Trị Đông A - quận Bình Tân - TP. Hồ Chí Minh - nơi đặt cơ sở sản xuất sản phẩm TPBVSK Tiểu đường hoàn.

Cục ATTP đã có văn bản yêu cầu Công ty CP Difoco ngừng sản xuất, buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm TPBVSK Tiểu đường hoàn; tiến hành thu hồi trên thị trường các lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiểu đường hoàn đã sản xuất, lưu hành và báo cáo bằng văn bản số lượng sản phẩm đã sản xuất, đã bán, còn tồn kho và thu hồi được.

Ở thời điểm đó, Cục ATTP khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm TPBVSK Tiểu đường hoàn được sản xuất không đúng với công bố nêu trên, bảo quản nguyên trạng sản phẩm chưa sử dụng; thông báo cho cơ quan y tế, ATTP địa phương hoặc Cục ATTP - Bộ Y tế (địa chỉ: ngõ 135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 024.37368349, 024.37368348) để được hướng dẫn giải quyết.

 

Theo PGS.TS. Đào Xuân Cơ - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây, khoa liên tục tiếp nhận các bệnh nhân gặp biến chứng nặng sau một thời gian tự ý dùng thuốc “tiểu đường hoàn” để điều trị bệnh tiểu đường, 4 trong số 5 bệnh nhân trên đã tử vong.

Các bệnh nhân trên đều vào viện trong một bệnh cảnh giống nhau: đau bụng, mệt mỏi, vào viện trong tình trạng sốc, suy đa tạng diễn biến xấu rất nhanh, xét nghiệm axit lactic trong máu cao. Các bệnh nhân đều có tiền sử đái tháo đường nhiều năm nhưng không điều trị bằng thuốc tây y mà tự điều trị bằng viên “tiểu đường hoàn” - màu xanh hoặc màu đỏ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác, được bán tràn lan, mua rất dễ.

Tất cả bệnh nhân đều có chung chẩn đoán: Toan chuyển hóa do ngộ độc phenformin/ Đái tháo đường týp 2. Kết quả xét nghiệm các viên thuốc “tiểu đường hoàn” mà các bệnh nhân đã sử dụng đều dương tính với phenformin.
Nguyễn Oanh (st)
Source: Báo SKĐS