bn-current-user-online-portlet

Online : 3753
Total visited : 151108428

NHỮNG ĐIỀU CẤN BIẾT VỀ BỆNH EBOLA

18/08/2014 03:51 View Count: 216
Các con đường lây nhiễm Ebola ( Nguồn: Internet)

      Bệnh Ebola (trước đây gọi là bệnh sốt xuất huyết Ebola) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định là một trong một vài căn bệnh nguy hiểm nhất toàn cầu với tỷ lệ tử vong lên đến 90%.

  • Nguồn gốc của virus Ebola chưa được xác định rõ, song loài dơi ăn quả Pteropodidae được coi là vật chủ tự nhiên của virus này. Ngoài ra, các loài động vật khác như khỉ đột, vượn, lợn cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh.
  • Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với vết xước trên da hay niêm mạc, với máu hay các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh.
  • Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi các chất tiết của người nhiễm vi rút, như quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng.

      Dấu hiệu đặc trưng và triệu chứng của bệnh do vi rút Ebola:

  • Thời gian ủ bệnh, hay thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng, là từ 2 - 21 ngày, kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh tới khi có những triệu chứng bệnh đầu tiên.
  • Sốt đột ngột, vô cùng mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng là những dấu hiệu và triệu chứng điển hình.Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy giảm chức năng thận, gan, và ở một số trường hợp có xuất huyết nội và ngoại.

Kết quả xét nghiệm chẩn đoán những người nhiễm vi rút Ebola cho thấy số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu thấp, và men gan tăng cao.

      Các  khuyến cáo phòng lây nhiễm bệnh do vi rút Ebola trong cộng đồng:

  • Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu dịch bệnh do vi rút Ebola. Vì vậy mọi người nên thực hiện một số biện pháp như:
  • Không tiếp xúc với người bệnh Ebola, máu, dịch tiết của người bệnh, động vật nhiễm bệnh, vật dụng có khả năng nhiễm vi rút. Trong trường họp cần thiết tiếp xúc phải được trang bị dụng cụ phòng hộ y tế.
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Thường xuyên lau chùi nền nhà, vật dụng, cầu thang… bằng chloramin B hoặc hóa chất diệt khuẩn.

Đến ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, phát ban đẻ được khám và điều trị kịp thời.

Bác sỹ CK I Nguyễn Trọng Hùng

Giám đốc Trung tâm TT-GDSK Bắc Ninh

 

Sở Y Tế
Source: BBN