- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Hơn 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công tại Việt Nam
Việc thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường
Thông tin tại Hội nghị khoa học về Tế bào gốc toàn quốc lần thứ 5 năm 2019 được tổ chức trong hai ngày 23-24/4 tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, tại Việt Nam, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô cũng như các sản phẩm từ tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc, được đánh giá cao. Hoạt động tế bào gốc tại nước ta đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, ngày càng hoàn thiện, đa dạng về kỹ thuật, phương pháp ghép cũng như nguồn tế bào gốc.
TS Bạch Quốc Khánh- Viện trưởng Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương cho biết, tại Việt Nam, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô cũng như các sản phẩm từ tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc
Tế bào gốc được đã được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau mà trước đây chưa làm được như: các bệnh máu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư, các bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh...
“Bên cạnh đó, việc thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường"- TS Bạch Quốc Khánh nhấn mạnh
Hiện cả nước có 9 trung tâm thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu. Đến nay, đã thực hiện được hơn 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công.
Riêng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, năm 2006, ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên cho bệnh nhân đa u tủy xương đã được Viện thực hiện thành công. Đến tháng 5/2008, Viện tiếp tục thành công với ca ghép tế bào gốc đồng loại đầu tiên, đánh dấu một kỷ nguyên mới: Đưa ghép tế bào gốc trở thành một phương pháp điều trị đầy triển vọng đem lại cơ hội khỏi bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học tại Viện.
Tháng 12/2014, Viện tiến hành ca ghép đồng loại không cùng huyết thống đầu tiên sử dụng mẫu máu dây rốn của Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng
Đến nay, Viện đã thực hiện được 356 ca ghép tế bào gốc (trong đó ghép tự thân 200 ca, ghép đồng loài 156 ca, trong ghép đồng loài có 26 ca ghép từ nguồn máu dây rốn cộng đồng) nhiều bệnh nhân đã ghép thành công và trở lại cuộc sống bình thường nhờ công nghệ này.
Mỗi ngày, Ngân hàng Tế bào gốc của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận và xử lý được khoảng 4 - 6 mẫu máu dây rốn. Các mẫu máu dây rốn sẽ được đánh giá, sàng lọc để chọn được những đơn vị tốt nhất, liều tế bào cao nhất để lưu trữ phục vụ cho tìm kiếm và ghép.
Việt Nam đã thực hiện được hơn 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công.
Định kỳ 2 năm một lần, Hội nghị khoa học Tế bào gốc toàn quốc được tổ chức. Năm 2019 là năm thứ V diễn ra hội nghị. Với tổng số 24 báo cáo và sự tham gia của đại biểu trong và ngoài nước, hội nghị cũng cập nhật nhiều tiến bộ mới về kỹ thuật ghép như: kỹ thuật ghép nửa hòa hợp; kỹ thuật ghép từ nguồn tế bào gốc dây rốn cộng đồng và ghép nửa hòa hợp… Qua đó, mang lại cợ hội sống khỏe mạnh cho nhiều người dân không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Trong quá trình phát triển đó, công nghệ tiến bộ này đã được ứng dụng rộng rãi, có thể chữa trị được một số bệnh mà trước đây chưa làm được như: Ghép tế bào gốc chữa các bệnh máu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư và các bệnh lý khác như: Cơ xương khớp, Thần kinh, Hô hấp, Tim mạch….
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Hơn 3,5 triệu người Việt đang "chung sống" với bệnh đái tháo đường (23/04/2019 14:55)
- Cảnh báo nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát vì nắng nóng (23/04/2019 14:52)
- Đã có 750 ca ghép tế bào gốc điều trị máu thành công (23/04/2019 09:34)
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho gần 4.000 bác sĩ điều trị bệnh đái tháo đường (23/04/2019 09:30)
- Vẫn thiếu cơ sở khám bệnh nghề nghiệp trên toàn quốc (22/04/2019 14:57)