bn-current-user-online-portlet

Online : 3574
Total visited : 151114115

Bổ sung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu GMP sau 1/7/2019 như thế nào?

22/04/2019 08:19 View Count: 263

Cục An toàn thực phẩm cho biết, từ ngày 01/7/2019, tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực hiện áp dụng giấy chứng nhận GMP theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Theo thông báo ngày 19/4 của Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm còn hiệu lực:

Sản phẩm sản xuất trước ngày 01/7/2019 được lưu thông đến hết hạn sử dụng của sản phẩm.

Sau ngày 01/7/2019, tổ chức, cá nhân phải bổ sung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (gọi tắt là giấy chứng nhận GMP) của nhà sản xuất vào hồ sơ và thông báo về Cục An toàn thực phẩm trước khi sản xuất, cụ thể như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân không thay đổi nhà sản xuất: thông báo (có nội dung bổ sung giấy chứng nhận GMP và cam kết sản phẩm được sản xuất đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân thay đổi nhà sản xuất: thông báo (có nội dung thay đổi nhà sản xuất và cam kết sản phẩm được sản xuất đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất mới, hợp đồng thuê gia công với nhà sản xuất mới và tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất mới (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ).

 

Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu đã được cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản còn hiệu lực:

Sản phẩm sản xuất trước ngày 01/7/2019 được tiếp tục nhập khẩu, lưu thông đến hết hạn sử dụng của sản phẩm.

Sản phẩm sản xuất sau ngày 01/7/2019 tổ chức, cá nhân phải bổ sung giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất vào hồ sơ và thông báo về Cục An toàn thực phẩm trước khi nhập khẩu sản phẩm, cụ thể như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân không thay đổi nhà sản xuất: thông báo (có nội dung bổ sung giấy chứng nhận GMP và cam kết sản phẩm được sản xuất đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân thay đổi nhà sản xuất (không thay đổi xuất xứ): thông báo (có nội dung thay đổi nhà sản xuất và cam kết sản phẩm được sản xuất đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất mới, Giấy chứng nhận lưu hành tự do có tên và địa chỉ của nhà sản xuất mới và tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất mới (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ).

bo-sung-giay-chung-nhan-co-so-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham-dat-yeu-cau-gmp-sau-1-7-2019-nhu-the-nao-1

Khi thông báo về Cục An toàn thực phẩm, đề nghị tổ chức, cá nhân thực hiện theo các hình thức:

Đối với sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến trang điện tử: http://congbosanpham.vfa.gov.vn và Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (bản giấy) thì thực hiện thông báo bằng văn bản (bản giấy) về Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

Đối với sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên Hệ thống đăng ký dịch vụ công an toàn thực phẩm Quốc gia trang điện tử: https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ thì thông báo trên hệ thống (mục sửa sau công bố).

Các tài liệu kèm theo thông báo phải còn hiệu lực tại thời điểm Cục An toàn thực phẩm nhận được.

Từ ngày 01/7/2019 tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực hiện áp dụng giấy chứng nhận GMP theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

 


Theo quy định tại Nghị định 15 hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP.

Theo đó, yêu cầu để được đạt chứng chỉ GMP đối với sản xuất thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm...

Thứ hai là yếu tố về con người, trong đó người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).

Điểm nữa là quy định về hệ thống hồ sơ sổ sách rất chặt chẽ, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Cùng đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu...
Minh Hùng
Source: Tổng hợp