- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Bệnh lao kháng thuốc gây nguy hại sức khỏe cộng đồng
Lao kháng thuốc là bệnh xảy ra khi vi khuẩn kháng lại chính loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lao. Điều này có nghĩa là thuốc không còn khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao nữa, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và bản thân bệnh nhân trở thành nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng.
Vi khuẩn lao lan truyền trong không khí từ người này sang người khác. Người mắc bệnh lao thường lây cho những người tiếp xúc với họ thường xuyên như trong gia đình, bè bạn, đồng nghiệp. Khi một người hít phải vi khuẩn lao, chúng sẽ khu trú ở phổi và bắt đầu sinh sản. Từ đấy chúng có thể vào bằng đường máu đến nhiều nơi khác của cơ thể như thận, xương sống, não. Lao phổi, họng có thể lây lan sang người khác, nhưng lao thận, lao xương sống không lây.
Đa số những người hít phải vi khuẩn lao đều bị nhiễm lao, nhưng cơ thể họ có khả năng “chiến đấu” chống lại vi khuẩn lao, ngăn chặn chúng sinh sản. Vi khuẩn lao trở nên bất hoạt nhưng vẫn còn sống trong cơ thể và sẽ hoạt động lại khi có cơ hội. Nhiều trường hợp bị nhiễm lao hoàn toàn không có triệu chứng nào, không cảm thấy dấu hiệu bệnh, không lây cho người khác. Có nhiều người nhiễm lao không bao giờ phát triển thành bệnh lao thật sự. Ở những người này, vi khuẩn lao bất hoạt suốt đời không gây ra bệnh. Trái lại, có những trường hợp nhiễm lao, khi hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn lao hoạt động và gây bệnh.
Vì sao bệnh lao kháng thuốc?
Nguyên nhân gây bệnh lao kháng thuốc gồm những yếu tố cơ bản như:
Bệnh nhân không thực hiện điều trị đầy đủ (không uống thuốc đều đặn, không uống thuốc đủ liều, tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa đủ thời gian điều trị) theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa lao. Cũng có khi lao kháng thuốc xảy ra khi người bệnh dùng phải thuốc kém chất lượng.
Do thầy thuốc điều trị không đúng (phối hợp thuốc không đúng, hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc không đúng cách...), hoặc khi bệnh nhân được điều trị bởi bác sĩ không có hiểu biết về chuyên khoa lao ở phòng khám tư.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mắc bệnh lao kháng thuốc từ trước khi điều trị (nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc từ nguồn bệnh trong cộng đồng).
Điều trị cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương.
Những biểu hiện của lao kháng thuốc
Lâm sàng: Bệnh nhân lao kháng thuốc trong quá trình điều trị lao thì các triệu chứng như sốt, ho, khạc đờm không thuyên giảm hoặc thuyên giảm một thời gian rồi lại xuất hiện với các triệu chứng tăng lên, bệnh nhân liên tục sụt cân.
Cận lâm sàng: Một số bệnh nhân lao kháng thuốc có xét nghiệm AFB dương tính liên tục hoặc âm tính một thời gian rồi dương tính trở lại hoặc dương tính, âm tính xen kẽ. Kháng sinh đồ cho kết quả kháng các thuốc chống lao hàng 1 và hoặc thuốc tiêm hàng 2. Tổn thương trên Xquang không có nhiều khác biệt với bệnh nhân lao thông thường.
Các loại lao kháng thuốc
Lao đa kháng thuốc: Lao đa kháng thuốc do vi khuẩn lao kháng với ít nhất 2 thứ thuốc là isoniazid và rifampicin, là 2 thuốc mạnh nhất để điều trị lao. Các thuốc này dược dùng để chữa cho mọi bệnh nhân lao.
Kháng thuốc lan rộng - siêu kháng thuốc: Kháng thuốc lan rộng là một thể lao đa kháng đặc biệt vừa kháng với isoniazid và rifampicin, vừa kháng thêm bất kỳ fluoroquinolone nào và kháng thêm ít nhất một trong 3 loại thuốc chích hàng hai (amikacin, kanamycin, hoặc capreomycin).
Nguy hiểm khi bệnh lao kháng thuốc
Lao kháng thuốc và lao siêu kháng thuốc không những là tình trạng hết sức nguy hiểm đối với cộng đồng mà còn nguy hại đến sức khỏe người bệnh, mất nhiều thời gian và chi phí điều trị rất tốn kém.
Nguy hiểm hơn còn có trường hợp siêu kháng thuốc, tức kháng thêm với cả kháng sinh thế hệ 2 - loại thuốc dùng để điều trị cho bệnh nhân lao kháng thuốc. Không chỉ chịu hàng loạt tác dụng phụ tổn hại trầm trọng đến sức khỏe, điều trị lao kháng thuốc còn tốn kém gấp hàng chục lần so với bệnh lao thông thường. Hơn nữa, bệnh lao chỉ cần chữa trong 6 tháng với tỷ lệ khỏi cao tới 91%, nhưng với lao kháng thuốc, phác đồ tiên tiến nhất cũng phải kéo dài 9 tháng mà tỷ lệ khỏi chỉ 75%. Tai hại hơn, lao siêu kháng thuốc có phác đồ điều trị khoảng 20 tháng với những thuốc khá độc tính, gây tổn hại sức khỏe.
Cách phòng bệnh lao
Để phòng ngừa bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh tiêm vắc-xin phòng bệnh lao ngay tháng đầu sau sinh (hiện nay việc tiêm phòng lao trong Chương trình TCMR được triển khai ở tất cả các xã, phường, thị trấn). Đồng thời cần thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá... Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao. Đeo khẩu ở nơi đông người.
Khi số người bị lao kháng thuốc tăng cũng là tăng mối nguy hại cho cộng đồng vì nguy cơ lây lan cao. Để dự phòng lao kháng thuốc, với người đã mắc lao, cần thực hiện các biện pháp tránh lây cho người xung quanh như: nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị; che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miệng khi cười, nói, ho, hắt hơi sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác; cần tuyệt đối tuân thủ điều trị đúng và đủ. Còn với người chưa mắc bệnh, cần lưu ý đi khám, xét nghiệm khi ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc trong gia đình có người đã từng bị lao để được phát hiện sớm và chữa khỏi bệnh.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Những phụ nữ đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 trong ngày 8/3 (08/03/2021 09:44)
- Phóng sự: Bệnh viện Sản Nhi tăng cường ứng dụng CNTT (02/03/2021 15:57)
- Phóng sự: Hiệu quả từ việc phát triển kỹ thuật cao tại TTYT tuyến huyện (02/03/2021 15:42)
- Phẫu thuật lấy dị vật có từ tính cho trẻ 51 tháng tuổi tại bệnh viện Sản - Nhi Bắc Ninh (02/03/2021 09:42)
- Phóng sự: Khoa Nội tiêu hóa và các bệnh về máu BVĐK tỉnh nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức (01/03/2021 14:55)