- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
“Người điên” giữa trại phong Quả Cảm
NDĐT – “32 năm nay, người ta mắng tôi điên – riết nghe cũng quen. Tôi nghĩ mình điên vì thương, là điên trong cái phúc” – người đàn bà đã bước sang tuổi 62 không một chút khắc khổ hay bi thương chậm rãi nói về cuộc đời trọn vẹn của mình tại trại phong Quả Cảm. Cuộc đời lương y Nguyễn Thị Xuân có lẽ không thước phim nào có thể tả hết.
Khi những người bị bệnh phong cứ thế lần lượt lớn lên, có người đã già đi và có người đã rời cõi tạm, lương y Nguyễn Thị Xuân vẫn ở đó như một trong những chỗ dựa vững vàng, cả về y tế, cả về tinh thần cho các bệnh nhân phong nơi đây. Có những đứa trẻ lớn lên, khỏe mạnh từ tay cô, có những người đã lập gia đình và có con cái trưởng thành. Cô Xuân vừa là người con, vừa là chị, là bạn, là mẹ của họ…
“30 năm trước, mọi người bảo tôi điên”
Trong khung cảnh vắng vẻ, cô tịch và xa rời với cuộc sống hiện đại, tấp nập ngoài kia, trại phong Quả Cảm tại Bắc Ninh là điểm đến và điểm đi về miền cực lạc của hàng trăm bệnh nhân phong. Nơi heo hút này, có nhiều người đã từng một lần đến không trở lại, để nhìn mặt người thân một lần cuối đời. Dường như, nỗi sợ hãi về căn bệnh phong, hủi… đã khiến cho nhiều gia đình ly tán, con không nhận cha mẹ, vợ không nhận chồng… Có người, chỉ mơ ước được về nhà dù chỉ một lần. Nhưng mơ ước cũng cứ thế theo họ về miền cực lạc. Trong sự ruồng rẫy, từ bỏ ấy, có những người đã chọn cách ở lại một cách trọn vẹn, nghĩa tình.
30 tuổi, cô giáo mầm non Nguyễn Thị Xuân (sinh năm 1957, quê thôn Xuân Hòa, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) từ bỏ nghề giáo, gói ghém quần áo, cắt nhân khẩu tại quê nhà để lên trại phong Quả Cảm ở. Ngày ấy, gia đình, bạn bè, làng xóm bảo “chắc Xuân bị điên” nên mới từ bỏ việc an nhàn ở nhà, để mua vào mình sự vướng bận tại trại phong – nơi lúc ấy có hơn 300 bệnh nhân ngày đêm rên rỉ vì đau đớn.
Lương y Nguyễn Thị Xuân trở thành chỗ dựa tinh thần cho các bệnh nhân phong.
Mang theo sức trẻ, hành trang là tư tưởng được thấm nhuần từ cuốn sách “Lạc quan trên miền thượng”, cô Xuân kể, lúc bấy giờ hình ảnh người con gái Pháp từ bỏ cuộc sống phồn hoa đô thị, sang Việt Nam giúp cho người bị bệnh phong thì tại sao “mình là người Việt Nam lại không giúp được cho người Việt”.
Tuy nhiên, cú hích lớn nhất để cô giáo Xuân quyết định bước ngoặt cuộc đời mình, đó là từ hình ảnh một cụ ông 84 tuổi đang thoi thóp chờ chết vì bệnh phong. Một buổi chiều chủ nhật, trong vẻ trời bảng lảng sương mù, cô Xuân lần đầu tiên đến trại phong Quả Cảm – lúc bấy giờ có tên gọi là trại phong hủi. “Cụ ông người Hà Tây nằm một góc khóc than cho số phận và chờ những ngày cuối đời, con cái sẽ đến nhìn mặt. Thế nhưng, cuộc đời mòn mỏi ở tuổi 84, ông vẫn không được gia đình gặp mặt lần cuối. Một tuần sau ông mất, không kèn không trống, không một mảnh khăn trắng, không một người thân tiễn đưa ngoài bệnh nhân phong. Hình ảnh ấy quá xót xa”, cô Xuân ngậm ngùi kể.
Và rồi cũng chỉ với suy nghĩ giản đơn “mình dạy mẫu giáo cũng ngày hai bữa cơm cho các con, lên giúp các cụ cũng vậy nên quyết bỏ nghề lên ở với các cụ với công việc ngày ngày là chăm sóc các cụ, giặt giũ, lau nhà và cõng các cụ đi khám bệnh”.
Rồi cái chữ “người điên” vẫn cứ ám ảnh cô Xuân khi ban quản lý nghi ngờ về sự tốt bụng một cách hiếm có của cô. “Sau một thời gian mới trải qua thử thách, thuyết phục được ban quản lý trại phong để trở thành y tá. Một năm sau đó, Sở Y tế Hà Bắc mới gạt bỏ suy nghĩ “chả ai tình nguyện đi vào trại hủi” để nhận cô Xuân vào làm việc chính thức tại trại.
Cô Xuân mất bốn năm, để được tin tưởng giao nhiệm vụ làm nhân viên y tế tại trại phong, chăm sóc các người bệnh mà cô đã dần cảm thấy mình có gắn bó. Năm 1992, vì thương người bệnh đi lại khó khăn, cô lại khăn gói vào Bình Dương học làm chân giả tại khu điều trị phong Bến Sắn để về mở làm chân giả, dày dép, dụng cụ chỉnh hình cho những người bị cụt chân, tay.
Cứ thế, cô Xuân dành cả cuộc đời thanh xuân của mình để lui tới những căn phòng chật hẹp, với những người bệnh quanh năm đau đớn, rên rỉ, để chăm sóc những bàn tay, bàn chân bị ăn mòn theo năm tháng, để làm chỗ dựa tinh thần mỗi khi họ mong ngóng về gia đình thân yêu, xoa dịu nỗi đau cả về thể xác và tinh thần.
Nghỉ hưu rồi vẫn mang tiếng “người điên”
Trại phong Quả Cảm đến năm 2019 chỉ còn khoảng 83 bệnh nhân, phần lớn là các cụ đã ở độ tuổi gần đất, xa trời. Cô Xuân xót xa kể: “Có những cụ, gọi con không đến, cũng không cho về, không có cách nào để về nhà. Có những cụ, ốm không con cái thăm hỏi, chết cũng không nhìn mặt một lần. Có những người còn vợ, còn con nhưng cũng dường như chẳng còn coi sự tồn tại của người chồng, người bố trên cõi đời”. Mang theo nỗi thương vô bờ bến ấy, cô Xuân vẫn tự dặn lòng mình và an ủi những y tá chăm sóc bệnh nhân tại đây, rằng “các cụ phải chịu thiệt thòi thay cho mình thì mình có trách nhiệm chăm sóc lại giúp người tàn tật. Đó là sức mạnh cho người ở lại”.
Năm 2012, cô Xuân được nghỉ hưu, nhưng nỗi thương giằng níu, cô không chọn cách về quê nhà để an nghỉ tuổi già. Bảy năm qua, cô vẫn đằng đẵng sống trên núi Quả Cảm, để ve vuốt cho những nỗi đau của những người tàn tật, cô đơn mà cô chứng kiến 25 năm qua.
Bóng dáng cô Xuân in dấu tại trại phong Quả Cảm 32 năm qua.
Nghỉ hưu rồi, vẫn không rời xa trại phong, cô Xuân thêm lần nữa bị mắng là “điên”. Cô lạc quan bảo: “Mình cũng nghĩ mình bị điên. Điên vì thương cũng được. Nếu điên mà đi đánh nhau thì không được nhưng điên giúp người tàn tật thì được. Điên ở đây giúp các cụ là điên trong cái phúc. Tôi nghĩ đây là phúc được làm, chia sẻ, giúp đỡ”.
Trong cảnh đìu hiu, vắng vẻ của trại phong Quả Cảm, cô Xuân vẫn rất nhanh nhẹn thu vén mọi công việc. Sự đóng góp của cô, không chỉ bằng sự chăm bẵm cụ thể, bằng sự chia sẻ về tinh thần mà cô còn cất công đi xin tiền các ân nhân để sửa sang cửa nhà. Cô tâm sự: “Nhiều khi mình cứ đi ăn mày người giàu để giúp cho người nghèo. Người giàu thì không biết cho ai xứng đáng, người nghèo thì không biết đi xin ở đâu. May được nhiều người tin tưởng nên cũng giúp được nhà cửa khang trang hơn, cuộc sống ổn định hơn”.
Từ hơn 300 bệnh nhân của 30 năm trước, đến nay Trại phong Quả Cảm, Bắc Ninh chỉ còn 83 bệnh nhân. Có một số bệnh nhân đã khỏi bệnh, được ra viện, hòa nhập cộng đồng. Cô tự hào kể, có nhiều cháu trưởng thành tại đây đã học hành, thành đạt lập gia đình và sinh con cái khỏe mạnh, có cháu học tới tiến sĩ.
Trại phong Quả Cảm đang nuôi dưỡng 83 bệnh nhân.
Không một chút than thân, cô Xuân cứ thế vì thương mà ở lại, không lập gia đình, cũng không tính có một mụn con để chăm bẵm mình tuổi già. Cả cuộc đời sống vì thương, vì cơ duyên với cuộc đời những người bị bệnh phong mà chăm sóc, mà yêu thương, đùm bọc, sẻ chia. Vì cô hiểu, để tìm người giúp người tàn tật tại chỗ không chỉ cần chuyên môn mà còn nhiều thứ khác, nhất là vấn đề tâm lý. “Ở lại giúp các cụ như bố mẹ, ông bà, tự nhiên cảm thấy vui, khỏe. Nhiều khi cõng, bế các cụ như bế bố mẹ, người thân của mình thấy hạnh phúc”, cô Xuân kể.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Trạm y tế xã Tam Đa: Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân (13/02/2019 10:19)
- Cứu cánh tay khỏi bị cắt cụt do tắc động mạch chi bằng điện quang can thiệp (18/11/2018 10:52)
- BVĐK huyện Quế Võ nỗ lực xây dựng cơ sở y tế xanh – sạch – đẹp (29/09/2018 12:47)
- Bệnh viện da liễu tích cực chăm sóc bệnh nhân phong (19/09/2018 16:30)
- Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 200 đối tượng chính sách nhân dịp 27/7 (26/07/2018 14:05)