Chùa làng Ngọc Xuyên
Chùa làng Ngọc Xuyên, xã Đại Bái, huyện Gia Bình (hay còn gọi là chùa Đại Bi) được khởi dựng vào thời Lê (khoảng thế kỷ XVI) với quy mô đồ sộ, năm 1949 di tích bị phá hủy do yêu cầu tiêu thổ kháng chiến. Năm 1996 dân làng xây dựng lại chùa trên khu đất đầu làng tiếp giáp với đường 282, phía bên trái đình làng Ngọc Xuyên.
Cổng dẫn vào chùa.
Chùa có mặt băng kiến trúc kiểu chữ Đinh, hướng Nam, gồm Tiền đường 5 gian, Thượng điện 1 gian kiến trúc đơn giản, phía trước 2 hồi xây cột trụ lồng đèn, trên có đề đôi câu đối ca ngợi nhà Phật, bộ khung chất liệu gỗ lim, vì nóc theo kiểu câu đầu kẻ truyền đục chạm thường.
Chùa có kiến trúc kiểu chữ Đinh.
Mái chùa.
Cửa vào Tiền đường được làm bằng gỗ lim.
Bên trong Tiền đường của chùa.
Chuông cổ.
Giá trị cơ bản của ngôi chùa hiện nay là các hiện vật cổ mang phong cách giá trị nghệ thuật đó là 6 pho tượng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX , khánh đá “ Đại Bi tự khánh " tạc năm 1861, bát hương đồng, hoành phi, câu đối...
Khánh đá cổ được tạc năm 1861.
Ngoài ra trong khu vực chùa còn lưu giữ nghê và rồng đá thời Lê, 13 tấm bia Hậu phật đều dựng vào thời Nguyễn, tiêu biểu là tấm bia “ Văn hội bi ” dựng vào ngày đẹp tháng 2 năm Đinh Sửu, nội dung bia ghi chép những thành viên trong hội Tư văn của xã và nghi thức tế lễ tại Văn chỉ xã Ngọc Xuyên, tổng Bình Ngô, huyện Gia Bình xưa.
13 tấm bia cổ.
Tượng Phật Quan Âm được thờ tại chùa.
Khu vực Tháp tổ.
Chùa Ngọc Xuyên được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 282/QĐ-CT ngày 18/3/2002.