Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

19/02/2020 08:45 View Count: 260

Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại (dưới đây gọi tắt là Nghị định); Nghị định gồm 6 chương, 75 điều, có hiệu lực từ ngày 24/02/2020.

Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại (dưới đây gọi tắt là Nghị định); Nghị định gồm 6 chương, 75 điều, có hiệu lực từ ngày 24/02/2020.

Nghị định quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về Thừa phát lại.

Điều 74 của Nghị định quy định về điều khoản chuyển tiếp gồm có:

Một là, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, trừ các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục áp dụng trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.

Hai là, Thừa phát lại đã được bổ nhiệm, Văn phòng Thừa phát lại đã được thành lập theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/ 7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/ 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục hành nghề, hoạt động theo Nghị định.

Ba là, các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục áp dụng trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.

Bốn là, Thừa phát lại đã được bổ nhiệm trước ngày Nghị định có hiệu lực có nhu cầu thay đổi nơi hành nghề thì Văn phòng Thừa phát lại nơi Thừa phát lại chuyển đến thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại cho Thừa phát lại đó theo quy định tại Điều 15 của Nghị định.

Năm là, người đã được miễn nhiệm Thừa phát lại theo nguyện vọng cá nhân trước ngày Nghị định có hiệu lực thì được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 14 của Nghị định.

Sáu là, đối với những công việc Văn phòng Thừa phát lại đã thụ lý nhưng chưa giải quyết xong trước ngày Nghị định có hiệu lực thì những trình tự, thủ tục đã thực hiện đúng quy định của pháp luật được công nhận kết quả; các trình tự, thủ tục còn lại tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định.

Bẩy là, đối với những vụ việc thi hành án dân sự Văn phòng Thừa phát lại đã thụ lý nhưng chưa thi hành xong trước ngày Nghị định có hiệu lực mà phát sinh các trường hợp quy định tại điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 52 của Nghị định thì phải chấm dứt thi hành án theo quy định tại Điều 57 và thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Nghị định.

Đối với những vụ việc thi hành án dân sự cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành trước ngày Nghị định có hiệu lực mà vụ việc sau đó phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp nhận trở lại để ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

Tám là, sổ đăng ký vi bằng quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định được sử dụng cho đến khi hệ thống cơ sở dữ liệu về vi bằng được xây dựng.

Chín là, đề án thực hiện chế định Thừa phát lại của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Bộ Tư pháp phê duyệt trước ngày Nghị định có hiệu lực, phù hợp với quy định của Nghị định thì được tiếp tục thực hiện.

Chính phủ giao: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao và những nội dung cần thiết khác của Nghị định để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác Thừa phát lại. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Thừa phát lại thực hiện công việc của mình./.

Lê Thị Phương Minh - Phòng PBGDPL
Source: BBT