Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Yên Phong tổ chức tọa đàm “Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình”

28/04/2018 18:52 View Count: 58

Sáng ngày 26/4/2018 tại huyện Yên Phong, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Yên Phong tổ chức tọa đàm với chủ đề “Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình”. Chủ trì hội nghị Toạ đàm do đ/c Đinh Văn Duân - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và XH, Phó Trưởng ban thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh; tham dự hội nghị có các đồng chí Nguyễn Văn Cậy - Phó Giám đốc Sở Lao động-TBXH, đồng chí Nguyễn Chí Cường- Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban VSTBPN huyện Yên Phong cùng đại thành viên Ban VSTBPN, đại diện các cơ quan, phòng, ban của huyện Yên Phong, Lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới cấp xã và 140 cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bình đẳng giới tại các thôn, xóm, khu phố của huyện Yên Phong.

Đ/c  Đinh Văn Duân - Giám đốc Sở Lao động-TB và XH phát biểu khai mạc Tọa đàm

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, thay mặt Lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bắc Ninh, đồng chí Đinh Văn Duân đã đánh giá hội nghị là dịp để chúng ta nhìn lại những thành tựu, thách thức trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, đồng thời qua hội nghị làm rõ hơn vai trò, vị trí các thành viên trong gia đình đối với việc hướng tới tiếp tục triển khai thực hiện tốt các mục tiêu về Bình đẳng giới tại huyện Yên Phong nói riêng và xác định phương hướng, giải pháp cho thời gian tiếp theo trên địa bàn toàn tỉnh nói chung. 

Theo báo cáo tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 là 15,68%, tăng so với nhiệm kỳ trước là 6,43%; tỷ lệ nữ tham gia Đại biểu quốc hội khóa XIV là 28,57% và HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 là 28,3% đều tăng so với nhiệm kỳ trước; Tỷ lệ lãnh đạo nữ cấp Sở, ngành, đoàn thể 40%; tỷ lệ giám đốc các doanh nghiệp là nữ chiếm 18,3%...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình vẫn gặp phải một số khó khăn, thách thức. Dù pháp luật không có sự phân biệt nam nữ, nhưng thực tế các quy định cho nam và nữ vẫn còn khoảng cách, bất lợi lớn vẫn nghiêng về phụ nữ. Bất bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ; vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại và xảy ra ở một số nơi…

Nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình là do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến ý thức xã hội chưa thay đổi quan niệm trụ cột của nam giới đối với gia đình, chính nam giới đã tự đặt cho mình trọng trách lớn, phụ nữ thì còn tự ti, luôn nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của người chồng.

Toàn cành buổi tọa đàm

 Tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ và đưa ra một số khuyến nghị như sau: Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức và tham gia vào các hoạt động về bình đẳng giới, có trách nhiệm chia sử và phân công hợp lý công việc gia đình; Nâng cao nhận thức về vai trò và tiềm năng của nguồn nhân lực nữ, về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nữ, từ đó nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới; Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống, giáo dục định hướng nghề nghiệp, giới tính…giúp cho trẻ em nhận thức được vấn đề về giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống. Thúc đẩy lồng ghép giới vào quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm; đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia vào các hoạt động khác.

Source: BVCSTE